Sunday, March 16, 2014

Chuyện Mình Chuyện Người : Cảm Nghĩ Về Một Buổi Ăn Trưa Tại Trường Tiểu Học Nhật Bản – Nguyễn Triệt Giáo

@recordchina.co.jp

Một bài ký sự đăng tải ngày 15/3/2014 vừa qua trên trang web tiếng Nhật chuyên thông tin về những vấn đề có liên quan đến tình hình chính trị, kinh tế và dư luận xã hội của Trung cộng là www.recordchina.co.jp, đã thu hút sự chú mục của độc giả người Nhật lẫn Trung Quốc. Bài ký sự này có tựa đề là “Chugokujin Kyoshi Ga Nihon No Shogakko De Sekimen, [Shogai Wasurerarenai Kokei Wo Mita]” (tạm dịch: Một Giáo Viên Người Trung Quốc Đỏ Mặt Khi Viếng Thăm Ngôi Trường Tiểu Học Nhật Bản Với Lời Nhận Xét [Tôi Đã Nhìn Thấy Những Quang Cảnh Mà Suốt Đời Tôi Không Thể Nào Quên Được].

Xin chuyển dịch bài ký sự này gửi đến quý độc giả HVR nhằm giới thiệu về một góc độ rất nhỏ nhưng lại cho thấy mức ảnh hưởng to lớn của nền giáo dục hiện đại Nhật Bản qua lời kể của một giáo viên người Trung Quốc.

Vào ngày 10/3/2014, giới báo chí Trung Quốc đã đưa ra đề tài về chiều cao trung bình của phái nam tại các quốc gia trên thế giới, trong đó Đại Hàn đứng thứ 18 với 174cm, Nhật Bản đứng thứ 29 với 170.7cm và Trung Quốc hạng 32 với 169.7cm. Ngay sau đó, dư luận  quốc nội Trung Quốc nổi lên một làn sóng bàn tán qua nhiều lời chỉ trích trên hệ thống Internet, cho rằng: “Với phương cách cung cấp cho người dân những loại thực phẩm độc hại như chế biến dầu ăn từ các chất phế thải, sửa nhiễm độc, thịt hư thối v.v…thì liệu chiều cao của người Trung Quốc có tăng trưởng được hay không?

Trong số những ý kiến phê phán này, gây chú ý đặc biệt nhất là cảm nghĩ của một giáo viên ghi lại trên trang blog cá nhân bài viết mang tựa đề: “Với tư cách là một giáo viên tiểu học của Trung Quốc, tôi đã kinh ngạc khi có dịp dùng bữa ăn trưa với những đứa trẻ Nhật Bản, nhân dịp viếng thăm nước Nhật vài năm trước đây”.

Bài viết có nội dung như sau:

“Nếu không đến Nhật Bản, chúng ta sẽ không thể nào thấy được những nét tinh tế về nền giáo dục của họ. Và nếu không cùng ngồi ăn cơm chung với những đứa trẻ Nhật Bản, chúng ta cũng sẽ không bao giờ hiểu được ý nghĩa của câu nói “ngay từ những bước đầu tiên, chúng ta đã thua kém người Nhật”. Và kinh nghiệm qua lần hướng dẫn các em học sinh tiểu học Trung Quốc đến viếng thăm một trường tiểu học ở Nhật Bản, đã trở thành những điều mà suốt đời tôi không thể nào quên được.

Ngôi trường mà chúng tôi viếng thăm ở Nhật là một trường tiểu học tương đối nhỏ và chỉ có một lớp học cho mỗi cấp (ghi chú: tức cấp lớp 1 có một lớp, cấp lớp 2 có một lớp v.v..). Khi đến giờ ăn trưa do nhà trường cung cấp, chúng tôi thấy có một số em mặc áo trắng, đầu đội mũ bịt tóc, miệng đeo dụng cụ che, đi vào nhà bếp mang các nồi đựng thức ăn đi đến phòng ăn. Nhìn qua vóc dáng thấp bé của các em, ai cũng hiểu được đó là những học sinh tiểu học. Hỏi qua, tôi mới biết rằng các em học sinh được phân chia nhiệm vụ trực ban, mỗi ngày đều phải làm những công việc như mang thức ăn, lau bàn để dọn bữa ăn trưa cho các em học sinh khác.

©shannon ross albert @flicker.com

Sau khi các em học sinh Nhật Bản chuẩn bị xong và ngồi vào chỗ của mình, không một ai tự ý có hành động vội vã ăn trước mọi người. Điều này khác với các em học sinh Trung Quốc là khi ngồi vào bàn ăn đã nghe tiếng đũa khua vang.

Kế đến, một em học sinh nữ ngồi đối diện tôi đã mở dùm sợi dây cột miếng ny lông nơi miệng chai sữa dành cho phần ăn của tôi, rồi em bỏ riêng biệt sợi dây cột miếng ny lông và miếng giấy làm nắp che miệng chai vào các thùng rác khác nhau. Đây chính là hành động biểu hiện việc “phân loại rác” mà các em học sinh Nhật Bản được giáo dục từ khi còn bé về ý thức bảo vệ môi trường và từ đó điều này lan rộng khắp xã hội.

©shannon ross albert @flicker.com

Ngoài ra, sau khi uống hết sữa các em học sinh Nhật Bản còn để chiếc chai nằm trong một chiếc khay đựng. Thoáng nghĩ qua, tôi chợt hiểu. Thì ra việc để chai đựa sữa ở vị thế nằm trong khay là tránh trường hợp các em vô tình đụng phải làm ngã rồi rơi xuống đất bị vỡ. Đương nhiên, các em sinh Trung Quốc của tôi đã không thể làm được điều này nhưng tôi cũng không thể đổ lỗi cho các em học sinh của mình. Nghĩ đến đây, tôi cảm thấy mặt mình nóng bừng vì xấu hổ.

Sau khi dùng cơm trưa xong, hình ảnh tất cả các em học sinh Nhật Bản làm việc chính là quang cảnh mà suốt đời tôi không thể nào có thể quên được. Đó là các em đều tự giác lau bàn, dọn dẹp và sắp hàng để mang chén bát đến chỗ rửa.

@ashventure.wordpress.com

Lúc đó, không một ai đứng trông chừng, cũng như không một ai ra chỉ thị cho các em. Tất cả đều tự tìm những việc làm mà mình cảm thấy có thể làm được. Các em dường như đã quen thuộc với những công việc này. Có em đang sắp xếp các khay đựng chén cho gọn gàng ngay ngắn, có một em vóc dáng nhỏ bé cũng khệ nệ ôm cái thau đựng cơm to lớn. Tất cả đều kết hợp thành một tập thể để cùng nhau dọn dẹp. Nếu các bậc phụ huynh người Trung Quốc nhìn thấy cảnh những em học sinh Nhật Bản vui vẻ làm việc, dọn dẹp như thế này, tôi nghĩ có lẽ họ cũng phải cảm nhận được sự khác biệt giữa nền giáo dục hai nước.

Đa số trẻ em Trung Quốc đều không làm công việc nhà. Cũng có nhiều em chỉ biết lớn tiếng gọi người giúp việc làm những chuyện mà các em có thể tự làm cho mình. Không ít các bậc phụ huynh còn đi vay nợ để cho con em họ học những môn cầm kỳ, thi, họa với suy nghĩ là con em mình sẽ trở thành người giỏi giang. Nhưng rõ ràng là các em không thể tự lập, phụ giúp cha mẹ,  làm việc nhà v.v…Tóm lại, qua việc cùng dùng bữa ăn trưa với các em học sinh tiểu học ở Nhật Bản đã khiến cho tôi có nhiều cảm nhận sâu sắc”.

 (Bản tin nguyên gốc)

中国人教師が日本の小学校で赤面、「生涯忘れられない光景を見た」中国ネット
Record China 315()10分配信


2014310日、中国新聞社は先ごろ、世界各国の男性平均身長ランキングで、韓国は174センチで世界18位、日本は1707センチで29位だっ たのに対し、中国は1697センチで32位だったと伝えた。中国のネット上では、食品の問題への指摘が多く、「どぶ油、毒粉ミルク、偽羊肉。これで中 国人の身長は高くなるのか?」などの声が聞かれている。
そのようななか、あるネットユーザーが「中国の小学校教師が数年前に日本を訪れた際に、日本の子どもといっしょに給食を食べて驚愕した」という文章をブログに掲載し、注目を集めている。以下はその概要。

日本に行ってみなければ、何が素養教育なのかわからない。日本の子どもといっしょに食事をしなければ、「初めから負けている」ということの意味が理解できない。中国の生徒たちを連れて日本の小学校を訪れた経験は、生涯忘れがたいものとなった。

私たちが訪れたのは比較的規模の小さな学校で、1学年に1クラスしかなかった。給食の時間、一部の生徒たちは白衣と帽子、マスクを着用して、給食が入った 容器を運んでいた。生徒たちの身長はとても低く、低学年だということが一目でわかる。聞けば、当番の生徒は毎日こうして給食を運び、テーブルを拭き、ほか の生徒に給食をよそうのだという。

日本の生徒たちは準備を整えると席に着いたが、誰一人として先に食べ始める子はおらず、中国側の生徒が座るのを待ってから初めて箸を動かした。私の向かい の席の女の子は、私のミルク瓶にかけられたビニールのひもを外してくれ、ビニールのひもと紙でできたふたを別々に分けて捨てた。これこそが「ごみの分類」 だ。子どものときから環境保護の意識を学ぶことで、社会全体に広まるのだ。

また、日本の生徒たちは飲み終わった瓶を横に倒しておぼんに載せていた。なるほど、こうすれば誤って落として割ってしまう心配はない。私たちの生徒はこれができていなかったが、生徒たちを責めることはできない。私は顔が赤くなるのを感じた。

ほぼすべての生徒が食べ終わった後の光景は、私が生涯忘れられないものだった。日本の生徒たちは自発的にテーブルを拭き、1列に並んで食器を片付け始めたのだ。誰も監視していないし、指示も受けていない。自分たちでできることを探していた。

彼らはとても慣れているようだった。ある子はおぼんをきれいに整理し、小さな子も大きな桶を抱えていた。みんなが一丸となって片づけていたのだ。もし日本の子どもたちが楽しそうに片づけをしている様子を見たら、中国の親たちには感じるものがあるだろう。

中国の子どもの多くは、家では一切家事をしない。大声で家政婦を呼び、やってもらう子も多い。多くの親たちはお金を惜しまず子どもにいろいろなことを学ば せる。琴、将棋、書道、絵画など何でもできる子もいる。しかし、自立や親孝行、家事などは知らない。日本の小学校で食べたこの昼食は、感慨深いものとなっ た。(翻訳・編集/北田)
最終更新:315()10

©Nguyễn Triệt Giáo @HVR

1 comment:

  1. Cám ơn tác giả NTG , bài viết này không nhiều thì ít cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ về hệ thống giáo dục hiện nay tại VN , nếu so sánh với Nhật bản thì ôi thôi không biết đến chừng nào VN mới được như thế. Có phải chính vì các em nhỏ này đã được dạy biết thế nào là lòng tự giác và tự trọng cho nên khi xảy ra thảm cảnh tsunami ở Nhật năm 2011, chúng ta không hề thấy cảnh cướp bóc, hôi của mà thay vào đó là cảnh tượng xếp hàng xin nước và lấy thực phẩm rất trật tự ? Nguyễn Hòa.

    ReplyDelete