Sông Lại, Hoài Ân, Bình Định @On the Web
Theo điều khoản của hiệp định Ba Lê ký kết vào
tháng Giêng năm 1973, tại lãnh thổ miền Nam VN có 3 thế lực chính trị cùng tồn
tại là chính phủ VNCH, chính phủ CMLTMNVN và thành phần thứ ba. 3 thế lực này sẽ
thông qua những cuộc đàm phán để giải quyết vấn đề phân tranh chính trị. Thế nhưng,
trên thực tế chính phủ VNCH đã kiểm soát hầu như toàn bộ dân số trong lãnh thổ
của 44 đơn vị tỉnh thành, vậy thì vùng đất mà phe tự xưng là cách mạng tức phe
MTGP của chính phủ CMLTMNVN kiểm soát là nơi nào, vốn là một nghi vấn đã nảy
sinh trong đầu tôi. Chính vì vậy, tôi đã quyết định sẽ đến vùng đất của phe
MTGP để tìm hiểu. Sau đó tôi đã lén gặp phái đoàn quân sự của phe MTGP vốn được
nhìn nhận sự hiện diện tại căn cứ quân sự Tân Sơn Nhất theo quy định của hiệp định
Ba Lê, để yêu cầu họ cho tôi đến khu cứ địa của MTGP.
Trải qua một vài tháng kế tiếp, người đại diện của phái đoàn quân sự phía MTGP là đại tá Võ Đông Giang đã trả lời chấp thuận cho tôi đi vào vùng đất họ kiểm soát. Ông Giang còn trao cho tôi một giấy giới thiệu với người đứng đầu nơi đó là chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định. Tôi liền bay từ Sài Gòn đến Quy Nhơn là thành phố trung tâm của Bình Định.
Trải qua một vài tháng kế tiếp, người đại diện của phái đoàn quân sự phía MTGP là đại tá Võ Đông Giang đã trả lời chấp thuận cho tôi đi vào vùng đất họ kiểm soát. Ông Giang còn trao cho tôi một giấy giới thiệu với người đứng đầu nơi đó là chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định. Tôi liền bay từ Sài Gòn đến Quy Nhơn là thành phố trung tâm của Bình Định.
Tuy nhiên, lúc đương thời luật pháp của VNCH
nghiêm cấm người dân tiếp xúc với những phần tử của phe MTGP và đương nhiên nếu
người của phe MTGP công khai xuất hiện sẽ bị quân đội miền Nam bắt giữ dù đó là
thời điểm sau khi ký kết hiệp định Ba Lê vì
cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn. Do trong tình hình như vậy, nên coi như
tôi đã bí mật tiếp xúc với các phần tử phe MTGP tại điểm hẹn đã được định trước
là ngã ba Bình Minh gần huyện Bồng Sơn dọc theo đường quốc lộ cách Quy Nhơn khoảng
80km về hướng Bắc. Nơi đây tôi được thông báo là sẽ gặp một người đeo khăn tay
trắng dẫn dường.
Lúc đó, đường quốc lộ đặt dưới sự kiểm soát của
quân đội miền Nam và gần ngã ba này cũng có một chiếc xe thiết giáp đang đậu với
vài người lính tay cầm súng. Trên đường người ta xe cộ qua lại cũng thưa thớt.
Vừa nhìn thấy tôi đi về hướng ngã ba Bình Minh, một binh sĩ tiến đến gần hỏi tôi
làm gì ở đây. Tôi đành phải nói dối là đứng đợi người bạn đến đón.
Sau khi những người binh sĩ bỏ đi, tôi liền đến
điểm hẹn và đang lúc trải qua những giây phút hồi hộp, bất an thì bỗng nhiên có
tiếng kêu: “Ê, ê”
phát ra nho nhỏ từ 3 người phụ nữ đi gần đến chỗ tôi đang đứng. Trông họ những
người nông dân vừa làm công việc đồng áng trở về, trên tay có mang theo những
chiếc rỗ. Trong số họ, có một phụ nữ cong ngón tay trỏ lại ngoắc tôi như ra dấu
đi theo cô ta. Nhưng nhìn kỹ tôi không thấy cô ta có đeo khăn tay trắng. Thế nhưng,
sau một chút lưỡng lự tôi cũng liều đi theo họ. Đó là phương hướng từ đường quốc
lộ đi về phía Tây, dẫn vào một con đường nhỏ hẹp. Đi được vài chục thước thì tôi
thấy trước mặt một căn nhà tranh rồi một người phụ nữ trung niên với ánh mắt sắc
bén từ trong bước ra. Bên tay trái của cô ta có quấn chiếc khăn tay màu trắng.
Từ nơi này đi về phía Tây khoảng vào trăm thước
là tôi nơi gặp gỡ các phần tử của phe MTGP. Đó là một nhóm chừng 5 người có vũ
trang đang đứng chờ đợi tại nơi này. Họ đến chào vài câu xã giao rồi bắt tay tôi
thật mạnh. Theo bước chân dẫn đường của họ đi trước, tôi đã băng qua nhiều khu
rừng cây và những thửa ruộng. Đi bộ được hơn 3 tiếng thì đã tới một ngôi làng có
chừng 200 nóc gia. Nơi đây là làng Hoài Hảo thuộc huyện Hoài Nhơn. Cũng tại đây
có 6 người trong cơ chế gọi là ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ra đón tiếp tôi.
Thế là, tôi đã thực sự đến vùng đất kiểm soát của phe MTGP.
Một khu vực trong vùng VC kiểm soát @On the Web
Kết cuộc, tôi trải qua
10 mấy ngày kể cả những ngày Tết âm lịch của VN tại vùng đất của phe MTGP. Trên
đường đi qua 2 huyện 6 làng, hầu hết tôi đều đi bộ và thỉnh thoảng cũng được họ
chở bằng các chiếc xe gắn máy hoặc xe Jeep đoạt được từ phía VNCH. Tại các thôn
làng nằm sâu trong vùng rừng núi cách xa đường quốc lộ, đâu đâu tôi cũng thấy các
bảng biểu ngữ mang nội dung sặc mùi tuyên truyền như: “Chúc mừng thắng lợi của
hiệp định Ba Lê đánh đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi VN” v.v...
Cùng đi theo và giải thích mọi chuyện cho cho
tôi nghe là hai thông dịch viên tiếng Anh tên Tín và Thiệp. Tín tự giới thiệu rằng
đã từng học Anh ngữ tại trường đại học ngành ngoại giao ở Hà Nội và hoạt động tại
miền Nam từ năm 1968 với tư cách là chỉ huy cấp sư đoàn của quân đội BV đang đóng
quân gần nơi đây. Ngoài ra, tất cả những người đi chung với tôi đều có mang
theo những loại súng do Tiệp Khắc chế tạo. Người trưởng đoàn của họ tên Dư từng
tham gia cuộc chiến chống Pháp và được đào tạo ở miền Bắc về lý thuyết cộng sản
nên giữ chức chính ủy của cứ địa này cùng với hai người khác tên Thảo và Lương
là cán bộ chính trị của huyện Hoài Nhơn.
Tất cả cư dân trong vùng đều sống bằng nghề nông.
Từ đơn vị huyện, thôn, làng đều do cơ chế ủy ban nhân dân điều hành và người dân
chỉ biết tuân theo các chỉ thị do họ đưa ra. Đáng chú ý nhất là tình trạng y tế
yếu kém, thuốc men thiếu thốn với bệnh sốt rét hoành hành.
Du kích VC @On the Web
Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất mỗi khi tôi tiếp
xúc với người dân, thì chữ “chết” là câu nói mà tôi luôn được nghe thấy. Họ thường
kể và gia cảnh nào là có cha chết, chồng chết, con chết trong chiến tranh. Đến
nỗi , nếu không đề cập đến sự quá cô của một người thân nào đó trong gia đình
thì họ không thể nào bắt chuyện tiếp tục được. Từ thời khởi đầu của cuộc chiến
VN, tỉnh Bình Định được coi là vùng đất mà phe Việt Minh có thế lực rất mạnh. Có
lẽ vì yếu tố lịch sử này nên đã tạo thành cá tính cho người dân sống tại đây. Họ
có sức chịu đựng gian khổ và quyết ý theo đuổi cuộc chiến với niềm tin vào những
điều ảo tưởng.
Tuy nhiên, không ai che dấu việc quân đội BV
hiện diện tại miền Nam và cùng chiến đấu với phe MTGP. Và tất cả những người gọi
là cán bộ chính trị thuộc gốc miền Nam đều đã từng ra Hà Nội để được đào tạo lý
thuyết. Đương nhiên, ở một nơi nào đó trong tỉnh Bình Định chắc chắn có sự hiện
diện của những sư đoàn được vũ trang đầy đủ của quân BV. Người thông dịch tên Tín
cũng đã cho tôi biết rằng khi quân BV vào Nam thì họ phải bỏ đi các quân hàm và
cải dạng thành binh sĩ của lực lượng MTGP.
Du kích ở Bình Định @On the Web
Trong vùng đất kiểm soát của phe MTGP thường
xuyên tổ chức những cuộc hội họp mà họ gọi là để học tập đường lối chủ trương của
phía BV và những lúc như vậy các cán bộ chính trị cứ luôn miệng đọc theo những
tập tài liệu dầy cộm với nội dung nói về cuộc chiến đấu của người dân VN từ thời
thực dân Pháp cho đến giai đoạn chống Mỹ và nhấn mạnh đến ý nghĩa chính đáng của
cuộc chiến giành lại độc lập cho đất nước. Đặc biệt là họ luôn chỉ trích chính
quyền Sài Gòn là tay sai của Hoa Kỳ.
Nhìn thấy quang cảnh trước mắt kết hợp với những
điều nghe được tại đây, tôi đã hiểu rõ rằng cuộc chiến VN không thể nào giải
quyết được bằng hình thức hòa giải dân tộc hay những cuộc hòa đàm thương thuyết.
Bởi vì phía MTGP và BV không bao giờ nhìn nhận sự tồn tại của chính quyền miền
Nam VN.
Thực sự, trong chuyến tìm hiểu vùng đất của
phe MTGP lần này, ngoài sự hiếu kỳ muốn tìm hiểu hư thực, tôi còn có mục đích
quan trọng khác là dò hỏi tông tích của một bác sĩ tên Đệ đã bị người của MTGP
bắt cóc. Và tôi đã gặp được bác sĩ Đệ tại một địa điểm gần con sông An Lão thuộc
làng An Tín huyện Hoài Ân vào ngày 23 tháng Giêng năm 1974.
An Lão, Bình Định @On the Web
Trong số nhóm bạn thân người Việt Nam của tôi
ở Sài Gòn có một nữ bác sĩ tên Nhung. Tuy là một phụ nữ tỏa sức thu hút nhờ vào
dáng vẻ xinh đẹp nhưng Nhung lại là người trầm lặng ít nói. Qua lời kể của những
bạn khác, tôi biết được chồng Nhung cũng là bác sĩ tên Đệ đã bị mất tích trong
cuộc tấn công của quân CSBV vào mùa Xuân năm 1972. Đương thời, Đệ đang làm việc
tại bệnh viện Bồng Sơn tỉnh Bình Định và khi quân BV đánh chiếm Bồng Sơn, Đệ cũng
biến mất. Sau đó, tuy quân đội VNCH đã lấy lại được Bồng Sơn nhưng Nhung không
thấy Đệ trở về nhà.
Bồng Sơn, Bình Định @On the Web
Vì vậy, sau khi quyết định đi đến tỉnh Bình Định và biết được
điểm hẹn gần Bồng Sơn tôi đã nảy sinh ý định muốn giúp Nhung dò tìm tông tích
chồng cô. Vì tôi nghĩ rằng đối với những người bạn thân trong sinh hoạt thường
ngày, nếu giúp ích cho cho họ chính là điều khiến tôi cảm thấy vui mừng.
Khi đến nhà Nhung ngỏ ý, tôi được nghe cô kể
rằng chồng cô không phải mất tích mà là bị người của phe MTGP bắt cóc vì có người
từng khám bệnh ở bệnh viện Bồng Sơn thường ra vào khu kiểm soát của phía cs và
nhìn thấy chồng cô rồi báo cho cô biết. Nhung còn dặn tôi hãy báo cho chồng cô
biết nhà cô đã chuẩn bị tiền chuộc để đưa cho những người cs.
Sau khi đến Bình Định để thực hiện bài phóng
sự, tôi cũng hỏi thăm tông tích của Đệ và được ông Dư là người trưởng đoàn đại
diện của phia MTGP xác nhận Đệ đang phục vụ tại viện y tế nơi này với tính cách
tự nguyện vì muốn đi theo MTGP. Tôi liền ngỏ ý xin gặp Đệ, nhưng không hiểu vì
anh đang làm việc ở xa nơi tôi đến hay vì không thể liên lạc được nên một tuần
lễ sau, vào đúng đêm giao thừa tôi mới có dịp gặp Đệ tại làng An Tín.
Dưới ánh đèn dầu leo lét trong một căn nhà tối
tăm, trông Đệ có vẻ mệt mỏi và lo lắng nên dường như anh già hơn số tuổi 33 rất
nhiều. Lúc đó, trong nhà cũng vài người cán bộ chính trị ngồi cạnh anh. Chỉ cần
nhìn qua ánh mắt, tôi cũng hiểu Đệ có nhiều điều muốn nói nhưng không thể thốt
nên lời. Khuôn mặt của anh không có dấu vết bị cháy nắng nhưng ngược lại là màu
tái mét. Qua người thông dịch tên Thiệp tôi đã chuyển lời thăm hỏi của gia đình
anh và cho biết thân nhân của anh đều khỏe mạnh.
Khi hỏi thăm sức khỏe của Đệ, anh cho biết
nhiều lần bị lên cơn sốt rét nên hơi đuối sức. Trong hoàn cảnh này, tôi cũng không
dám đặt những câu hỏi như anh có muốn về lại Sài Gòn hay ở lại đây tiếp tục chiến
đấu nên buổi gặp gỡ kết thúc sau những giây phút ngắn ngủi.
Sáng hôm sau là ngày mồng Một Tết, ông Dư đến
mời tôi dự buổi tiệc mừng năm mới và cũng có Đệ tham dự. Đó là quang cảnh những
khuôn mặt tối qua đều tụ tập quang chiếc bàn đặt dưới ánh nắng đẹp trong một
khu vườn nhỏ. Trong khi mọi người cười đùa vui vẻ, chỉ riêng Đệ ủ rủ. Dù vậy,
anh vẫn tới bắt tay tôi và nói lời chúc mừng năm mới.
Sau khi dùng bữa xong, tôi và Đệ có được chút
thời gian riêng tư sánh bước đi bộ quan khu vườn. Đệ trao cho tôi một lá thư được
xếp nhỏ lại rồi nhờ chuyển dùm đến tay vợ anh. Dĩ nhiên, điều này đã được những
người cán bộ đi theo anh đồng ý và lá thư
đã qua sự kiểm duyệt. Tôi cũng thu âm lại những lời hỏi thăm gia đình của anh và
không hề đề cập đến chuyện tiền chuộc vì nghĩ rằng sẽ gây nguy hiểm hơn cho Đệ.
Sau đó, nhóm người đi chung với Đệ đã dẫn anh di mất hút trong những lùm cây.
Trong vùng VC kiểm soát @On the Web
Trở về Sài Gòn tôi gặp Nhung, đưa cho cô cuộc
băng thu âm và lá thư của Đệ. Chỉ đọc qua vài hàng đầu tiên của lá thư, Nhung
run rẩy đôi tay rồi bật khóc..
Từ đó, tôi không nghe gì về tin tức của Đệ nhưng
không ngờ 9 tháng sau đó, tức vào tháng 10/1974 anh đã trở lại Sài Gòn đoàn tụ
cùng vợ cơn. Nguyên do là nhân một cơn bão ập vào miền Trung khiến mực nước sông
An Lão dâng lên, Đệ đã nhảy xuống sông rồi bơi cả đêm vượt thoát đến vùng đất tự
do của miền Nam VN. Tôi đã nhận được tin báo này từ Nhung qua điện thoại.
Khi gặp lại Đệ, quả nhiên anh là một người ăn
nói hoạt bát, cử chỉ nhanh nhẹn khác hẳn với lúc ở cứ địa của phe MTGP. Anh kể
rằng bị người của phe cs bắt đi chẳng những để chữa bệnh cho họ và trước khi gặp
tôi anh cũng được người của họ ra chỉ thị phải trả lời theo đúng những gì họ yêu
cầu, chẳng hạn như là anh tự nguyện ở lại vùng đất của MTGP vì muốn đi theo con
đường chính nghĩa v.v...
Cho đến thời điểm gần trước khi Sài Gòn thất
thủ, Đệ đã cùng gia đình di tản ra ngoại quốc vì anh cảm thấy nguy hiểm do trước
đây đã từng bỏ trốn khỏi căn cứ của phía MTGP. Đây là lần thứ hai anh rời bỏ những
người CS.
Tôi có dịp tái ngộ vợ chồng Đệ vào năm 1982 tại
Hoa Kỳ. Anh tươi cười nói: “Tôi chỉ có con đường này thôi nhưng tôi không hề hối
hận khi phải rời bỏ quê hương của mình”.
*
[Phần phụ chú của dịch giả]
Bình Định là địa danh được nhắc nhở trong loạt
bài lần này là hai bài được tóm gọn để nhấn mạnh đến căn cứ của phía quân CSBV
núp dưới tấm bình phong MTGPMN. Nhưng tại sao quân CS lại chọn Bình Định làm cứ
địa kiểm soát? Theo bài viết trên vi.wikipedia, dựa trên tài liệu của CSVN thì bởi vì Bình Định với các huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn và
Phù Mỹ nằm phía Bắc có vai trò rất quan trọng đối với tình hình chiến cuộc ở miền
trung theo kế hoạch tấn công vào mùa Xuân
1972. Đây là vị trí chiến lược quan trọng có hơn 50 km đường quốc lộ 1 đi qua,
có đường 19 nối liên với Kon Tom, Pleiku ở vùng Tây Nguyên, vốn là giao điểm hiểm
yếu giữa vùng Một chiến thuật của QLVNCH với các vùng chiến thuật khác.
Theo tài liệu trích dẫn thì QLVNCH đóng quân tại phía Bắc
Bình Định có Sư đoàn 22 bộ binh gồm 2
Trung đoàn 40 và 41, trong khi phía VC có
sư đoàn 3 Sao Vàng, 2 tiểu đoàn đặc công
của Khu V và một số đơn vị du kích.
Một đơn vị BĐQ tại Phù Mỹ, Bình Định, tháng 5/1972 @On the Web
Ngày 9/4/1972, Trung đoàn 21 của sư đoàn 3 Sao Vàng tấn công cứ điểm Gò Lôi,Bàu Đá, Bàu Sen, Phú Khương, Gò Thị, Đồng
Bịch, chiếm cầu Bến Vách. Liên đoàn 48 ĐQP của VNCH đóng tại đây phải rút về Gò Dê,
các lực lượng còn lại trấn thủ ở ngã Ba Tân Thành. Ngày 10 và 11, Chi khu Hoài Ân của QLVNCH tung 4 đại đội thuộc các Liên đoàn 46 và 47 ĐPQ có
trực thăng yểm trợ đã giải toả khu vực Gò Lôi. Cùng lúc sư đoàn 22 QLVNCH tổ chức Chiến đoàn
40 gồm Trung đoàn 40 và 2 chi đoàn thiết giáp tiến về ngã ba Tân Thành. Liên
đoàn 48 ĐPQ chiếm lĩnh cứ điểm Hòn Bồ
là nơi trước đây Sư đoàn 1 Không Kỵ của Hoa Kỳ trú đóng.
Ngày 11/4/1972, Trung đoàn 12 của sư đoàn 3 Sao Vàng VC đánh vào hướng An
Khê cắt đứt tuyến tuyến tiếp vận đường
19 ở Đông và Tây An Khê. Đến ngày 14, 2 tiểu đoàn đặc công VC tấn công đột kích căn cứ chỉ huy Sư đoàn 22 BB VNCH ở Phù Mỹ. Đêm 14, hai tiểu đoàn này lại tiếp tục tập kích căn cứ Tam Quan.
Từ ngày 18 đến ngày 19 tháng 4, Trung đoàn 21
của sư đoàn 3 sao vàng VC tấn công các vị
trí Đồi 75, Truông Sỏi, Núi Mộ, cầu Giáo Ba, Núi Bụt, Du Tự, Thanh Tú. Trưa 19
tháng 4, VC tạm chiếm quận lỵ Hoài Ân.
Sau những trận đánh khốc liệt, từ tháng 5 năm
1972 đến thời điểm ký Hiệp định Ba Lê, tại bắc Bình Định quân CSBV không đủ sức
tiếp tục tấn công, trong khi QLVNCH từng bước phản công đẩy lui quân địch và hai
bên giữ thế cầm cự tiếp tục giao chiến nhiều trận đánh nhỏ cho đến tháng 3 năm
1975.
©Komori Yoshihisa & Khôi Nguyên @ HVR
(Kỳ tới: Kỳ 17: Hấp lực của một thành phố)
No comments:
Post a Comment